Giảng dạy trực tuyến

Dưới đây là những phần hướng dẫn nhanh nhằm cung cấp cho giảng viên những thông tin cơ bản phục vụ cho việc giảng dạy trực tuyến của giảng viên.

Lập kế hoạch giảng dạy

Để bắt đầu cho quá trình dạy trực tuyến, giảng viên cần chuẩn bị nhiều hơn so với việc giảng dạy trực tiếp bao gồm các công việc:

  • Điều chỉnh lại Đề cương môn học cho phù hợp với việc dạy trực tuyến.

  • Lập các phương án làm việc trực tuyến cho sinh viên (thảo luận, làm việc nhóm,..) ghi nhận đánh giá quá trình học tập của sinh viên hay xác định hình thức thi giữa kỳ, cuối kỳ….

  • Đảm bảo nắm rõ các kênh thông tin liên lạc và giao tiếp đến các bộ phận có liên quan: Bộ phận giáo vụ, bộ phận kỹ thuật, các group chia sẻ thông tin của lớp học…..

  • Lựa chọn và tìm hiểu, sử dụng công cụ giảng dạy trực tuyến.

  • Chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho việc dạy trực tuyến:

    • Máy tính/ laptop

    • Đường truyền Internet ổn định băng thông tối thiểu 600kbps/1.2Mbps (tải lên/tải xuống)

    • Loa

    • Microphone

    • Webcam (có sẵn trên máy tính hoặc thiết bị cắm ngoài qua cổng USB hoặc Bluetooth).

Chia sẻ tài nguyên môn học

Việc giảng dạy trực tuyến khác nhiều so với khi giảng dạy trực tiếp, giảng viên nên chia sẻ tài nguyên môn học (đề cương, bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo…..) TRƯỚC cho sinh viên. Buổi giảng dạy trực tuyến chủ yếu tổng hợp các vấn đề chính cũng như giải đáp thắc mắc cho sinh viên, cho sinh viên làm bài tập....

Giảng viên cần thông báo cho sinh viên cụ thể về các buổi học trực tuyến, thời gian, công cụ… qua email, công cụ quản lý môn học hay bất kỳ một kênh giao tiếp nào khác, nhằm đảm bảo tất cả sinh viên của lớp đều có thể tiếp cận được tin tức nhanh và chính xác.

Sau mỗi buổi dạy trực tuyến, giảng viên cần cung cấp video ghi lại nội dung buổi học để các bạn sinh viên có thể xem lại khi cần.

Đánh giá kết quả học tập

Một số gợi ý cho việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc giảng dạy trực tuyến:

  • Giảng viên chủ động xác định các tiêu chí, tỷ lệ đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tỷ lệ điểm của từng tiêu chí đánh giá cần được thông báo đầy đủ và sớm nhất có thể đến sinh viên.

  • Đề đánh giá tập trung nhiều ở khía cạnh phân tích nhằm hạn chế việc có thể tìm kiếm ở các nguồn tài liệu khác nhau.

  • Xây dựng nhiều đề thi trong mỗi lần đánh giá quan trọng (giữa kỳ, cuối kỳ).

  • Việc đánh giá có thể thực hiện nhiều lần trong quá trình giảng dạy (chẳng hạn, ghi nhận trong mỗi buổi trực tuyến.)

  • Việc đánh giá bằng hình thức vấn đáp phù hợp trong ngữ cảnh trực tuyến nhưng có thể nhiều tốn thời gian khi lớp đông.

  • Nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc tránh những vi phạm liên quan đến tính trung thực. Bất kỳ vi phạm nào liên quan đến việc không trung thực có thể xử lý bằng việc cho 0 điểm của môn học.

Công cụ dạy trực tuyến

Zoom Meetings là một ứng dụng mạnh mẽ và nổi tiếng dành cho hội thảo, hội họp, đào tạo trực tuyến, học trực tuyến với đầy đủ các tính năng từ xem được hình ảnh video, nghe âm thanh (audio), chia sẻ nội dung màn hình trên máy tính, trò chuyện bằng nội dung văn bản (chat), chia sẻ tài liệu, bảng trắng cho thuyết trình,...

Hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng Zoom có thể xem được tại đây.

Công cụ quản lý môn học

Công cụ hỗ trợ quản lý môn học (Learning Management System) giúp giảng viên có thể tổ chức nội dung bài giảng, chia sẻ tài liệu, thông báo, thông tin đến sinh viên, hay tổ chức cho sinh viên nộp bài, làm bài,..

Tại Khoa Công nghệ Thông tin, công cụ Moodle được sử dụng cho mục đích này.

Các website hỗ trợ quản lý môn học ứng với các chương trình khác nhau:

Quy định về việc dạy-học hình thức trực tuyến

Quy định này được áp dụng cho các chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ Thông tin. Chi tiết xem tại đây.