Điều khiển buổi meeting

Màn hình điều khiển của host

Màn hình gồm các phần:

  • Phần thông tin buổi meeting: Meeting Topic, Host Name (tên người chủ trì), Password (Mật khẩu để tham gia vào meeting), Invitation URL (liên kết nhanh để tham gia vào meeting).

  • Các chức năng nhanh: Join Audio (kết nối âm thanh), Share Screen (Chia sẻ màn hình), Invite Others (Mời thêm người tham gia)

  • Các chức năng điều khiển: nằm ở menu phía duới màn hình (mô tả ngay phía dưới).

Các chức năng điều khiển

  • Mute/Unmute: bật tất tiếng khi tham gia meeting, nhấn nút ^ để lựa chọn Loa và Micro sử dụng.

  • Start Video: bật tắt camera (nếu có camera), nhấn ^ để chọn thiết bị camera muốn dùng trong trường hợp máy gắn nhiều camera.

  • Security: chức năng mới bổ sung (được nói rõ ở phần sau).

  • Participants: quản lý người tham gia.

  • Share Screen: có thể chia sẻ toàn màn hình đang diễn ra, chia sẻ 1 cửa sổ ứng dụng cụ thể, chia sẻ Whiteboard, chia sẻ màn hình Iphone/Ipad,.. Chi tiết thêm ở phần Chức năng Chia sẻ màn hình.

  • Record: Ghi hình buổi meeting.

    • Pause/Stop Recording: Tạm dừng hoặc Kết thúc ghi hình.

  • Breakout Rooms: Tách người tham gia vào những phòng riêng biệt để thảo luận. (Chức năng nâng cao, xem thêm tại đây).

  • More: Các chức năng còn lại (hỗ trợ livestream trên các nền tảng Facebook, Youtube).

  • End Meeting: kết thúc buổi meeting.

Chức năng Share Screen

Chức năng Share Screen giúp host/participant chia sẻ màn hình. Xem thêm tại đây.

Nhóm chức năng Security

Nhóm chức năng Security vừa được bổ sung trong phiên bản mới của Zoom giúp người host dễ dàng thiết lập, đảm bảo an toàn, bảo mật cho buổi meeting.

Chức năng cụ thể:

  • Lock Meeting: khóa buổi meeting tài một thời điểm. Sau đó, những người dù có thông tin buổi meeting (Invitation Link, hoặc Meeting ID và Password) đều không thể tham gia vào buổi meeting.

  • Enable Waiting Room: Triển khai phòng chờ (waiting room), những người tham gia trước khi vào meeting sẽ đợi tại đó. Khi nào host quyết định cho vào thì mới có thể tham gia vào meeting.

  • Allow particiapants to:

    • Share Screen: Cho phép người tham gia chia sẻ màn hình. Nếu không check tại đây (không được chọn), người tham gia không thể chia sẻ màn hình.

    • Chat: Cho phép trò chuyện bằng text trên cửa sổ chat.

    • Rename Themselves: Người tham gia có thể tự đổi tên hiển thị.

Quản lý người tham gia

Ở vai trò chủ trì buổi meeting, host có toàn quyền điều khiển đối với người tham gia. Chọn nút bấm Participants để hiển thị cửa sổ Participants để hiển thị danh sách những người tham gia.

Đối với tất cả những người tham gia, host có thể:

  • Invite: Mời thêm người tham gia vào meeting.

  • Mute All: tắt âm thanh của tất cả những người tham gia. Đảm bảo không bị ồn ào cho buổi meeting.

  • Unmute All: bặt âm thanh (sử dụng được micro) của tất cả những người tham gia.

Đối với một người tham gia cụ thể, host có thể:

  • Mute: tắt âm thanh của người đó.

  • Chọn tiếp More để:

    • Chat: trò chuyện cá nhân (riêng tư)

    • Ask to Start Video: đề nghị người tham gia mở camera cho xem.

    • Make Host: Chuyển quyền điều khiển, chủ trì meeting (host)

    • Make Co-Host: chỉ định quyền đồng chủ trì.

    • Allow Record: cho phép người tham gia có thể ghi lại nội dung meeting (dạng video).

    • Rename: đổi tên người tham gia.

    • Put in waiting room: đưa vào phòng chờ, không tham gia vào buổi meeting.

    • Remove: loại người tham gia ra khỏi buổi meeting.

Host còn có thể thấy và biết được số lượng phản hồi dạng nonverbal feedback của người tham gia: nhấn chọn yes, no, go slower, go faster,...

Thông thường trong màn hình Participants: người đang nói chuyện sẽ có được bật sáng lên (highlight) và được xếp về góc trái trên của màn hình. Hai chế độ xem danh sách người tham gia: Speaker View, Grid View để xem thông tin của những người tham gia lớp học/ buổi meeting.

Chế độ xem Grid View. Có thể chuyển sang chế độ Speaker View từ chọn lựa góc phải trên màn hình.

  • Nếu có thể, nên trực tuyến cùng lúc trên nhiều thiết bị khác nhau để mở nhiều cửa sổ thông tin trong quá trình meeting: ví dụ như màn hình người tham gia, màn hình chat, mà hình video mình đang chia sẻ cho người khác xem. Đây cũng là cách để kiểm tra xem máy host có trục trặc hay không trong quá trình meeting.

  • Tham gia trực tuyến trên điện thoại hoặc máy tính bảng vừa có Wifi, vừa có 3G/4G sẽ giúp quá trình meeting không bị gián đoạn khi wifi gặp sự cố (sẽ tự động chuyển sang 3G/4G).